ĐÒN CHIẾN THUẬT: TẤN CÔNG ĐÔI

Nguồn: chess.com
 
Đòn tấn công đôi là đòn chiến thuật dùng một quân của bạn để tấn công vào nhiều mục tiêu cùng lúc (thường là 2 mục tiêu). Do việc phòng thủ nhiều mục tiêu cùng một lúc sẽ rất khó khăn, nên đòn tấn công đôi thường sẽ mang lại lợi thế hơn quân cho kỳ thủ. Tất cả các quân trong cờ vua đều có thể được dùng để tấn công đôi, kể cả quân Vua, xong các quân được dùng phổ biến nhất là Hậu, Mã và Tốt. Những mục tiêu của đòn tấn công đôi là: những quân không được bảo vệ, những quân được bảo vệ nhưng có giá trị hơn quân tấn công, Vua đối phương hoặc những ô vuông quan trọng. Để hiểu rõ hơn về đòn chiến thuật này, mời các bạn xem những ví dụ bên dưới.

– Hình 1: Dù quân Tốt là một quân có giá trị thấp nhất bàn cờ, tầm hoạt động cũng rất hẹp, xong nó có thể dùng để tấn công đôi một cách hiệu quả. Ở đây, quân Tốt g4 tấn công đôi cả Tượng và Mã đen, đen không có cách nào phòng thủ mà phải chấp nhận mất một trong hai quân, dẫn đến thua thiệt về thế trận.

Dù quân Tốt là một quân có giá trị thấp nhất bàn cờ, tầm hoạt động cũng rất hẹp, xong nó có thể dùng để tấn công đôi một cách hiệu quả. Ở đây, quân Tốt g4 tấn công đôi cả Tượng và Mã đen, đen không có cách nào phòng thủ mà phải chấp nhận mất một trong hai quân, dẫn đến thua thiệt về thế trận.
Hình 1: Quân Tốt tấn công cùng lúc Tượng và Mã

– Hình 2: Quân Xe có thể dùng để tấn công đôi các mục tiêu trên cùng một hàng hoặc một cột. Ở đây, khi nhận thấy Vua đen và Tượng đen cùng nằm ở hàng 7, Tượng đen còn đang không được bảo vệ, Xe trắng lập tức xuống d7 chiếu, bắt Tượng. Để ý thấy ô d7 dù đã bị Hậu đen bảo vệ, nhưng cũng đã được kiểm soát bởi Tượng trắng nên đen không thể lấy Hậu ăn Xe.

Quân Xe có thể dùng để tấn công đôi các mục tiêu trên cùng một hàng hoặc một cột. Ở đây, khi nhận thấy Vua đen và Tượng đen cùng nằm ở hàng 7, Tượng đen còn đang không được bảo vệ, Xe trắng lập tức xuống d7 chiếu, bắt Tượng. Để ý thấy ô d7 dù đã bị Hậu đen bảo vệ, nhưng cũng đã được kiểm soát bởi Tượng trắng nên đen không thể lấy Hậu ăn Xe.
Hình 2: Quân Xe vừa chiếu Vua vừa bắt Tượng

– Hình 3: Nếu quân Hậu ở b5 và quân Tượng ở b7 đổi chỗ cho nhau thì mọi chuyện sẽ khác ngay. Lúc này, ô d7 được bảo vệ bởi 2 quân của đen, trong khi trắng chỉ có 1 quân Tượng kiểm soát. Vì thế, nếu cho quân Xe vào d7 sẽ lập tức bị Tượng đen tiêu diệt ngay, dẫn đến thiệt quân. Từ ví dụ này, ta thấy: luôn phải cân nhắc xem ô vuông dùng để tấn công (ở đây là ô d7) có an toàn không, có được quân ta kiểm soát chặt chẽ không,.. trước khi quyết định tung đòn.

Nếu quân Hậu ở b5 và quân Tượng ở b7 đổi chỗ cho nhau thì mọi chuyện sẽ khác ngay. Lúc này, ô d7 được bảo vệ bởi 2 quân của đen, trong khi trắng chỉ có 1 quân Tượng kiểm soát. Vì thế, nếu cho quân Xe vào d7 sẽ lập tức bị Tượng đen tiêu diệt ngay, dẫn đến thiệt quân. Từ ví dụ này, ta thấy: luôn phải cân nhắc xem ô vuông dùng để tấn công (ở đây là ô d7) có an toàn không, có được quân ta kiểm soát chặt chẽ không,.. trước khi quyết định tung đòn.
Hình 3:

– Hình 4: Quân Mã là quân thực hiện đòn tấn công đôi hiệu quả nhất. Nhờ sự khó lường của mình, những nước tấn công đôi của Mã luôn gây bất ngờ cho đối thủ. Kể cả những đại kiện tướng như Magnus Carlsen, Wesley So,.. cũng từng nhiều lần nhận thất bại cay đắng do không nhìn ra những nước tấn công đôi của quân Mã. Trong ví dụ này, quân Mã ở e7 tấn công đôi Vua và Hậu đen, đen buộc phải chạy Vua sang h8 để tránh nước chiếu và phải chấp nhận mất Hậu.

Quân Mã là quân thực hiện đòn tấn công đôi hiệu quả nhất. Nhờ sự khó lường của mình, những nước tấn công đôi của Mã luôn gây bất ngờ cho đối thủ. Kể cả những đại kiện tướng như Magnus Carlsen, Wesley So,.. cũng từng nhiều lần nhận thất bại cay đắng do không nhìn ra những nước tấn công đôi của quân Mã. Trong ví dụ này, quân Mã ở e7 tấn công đôi Vua và Hậu đen, đen buộc phải chạy Vua sang h8 để tránh nước chiếu và phải chấp nhận mất Hậu.
Hình 4:

– Hình 5: Tuy nhiên, khi thực hiện các đòn chiến thuật nói chung và đòn tấn công đôi nói riêng, luôn phải tính đến các nước phản công của đối phương. Xét ví dụ sau: đen đẩy tốt a6 đuổi Mã ở b5, trắng vội vàng đưa Mã vào c7, nghĩ rằng mình đã thắng chắc vì đen kiểu gì cũng sẽ mất 1 trong 2 Xe. Tuy nhiên, đây lại là một nước đi sai lầm, vì trắng đã không tính đến nước phản công của đen: Xe cột a sang c1, “ghim” Mã (đòn chiến thuật “ghim”, hay còn gọi là “giằng”, sẽ được nói đến trong những bài viết sau). Lúc này, Mã trắng không thể ăn Xe e8 vì sẽ bị mất Hậu, Hậu trắng cũng không thể chạy khỏi cột c vì phải bảo vệ Mã. Những nước sau, đen có thể lên Mã d6, lên Xe e7 tấn công vào Mã c7 của trắng, khiến trắng không có cách nào bảo vệ và buộc phải mất Mã.

Tuy nhiên, khi thực hiện các đòn chiến thuật nói chung và đòn tấn công đôi nói riêng, luôn phải tính đến các nước phản công của đối phương. Xét ví dụ sau: đen đẩy tốt a6 đuổi Mã ở b5, trắng vội vàng đưa Mã vào c7, nghĩ rằng mình đã thắng chắc vì đen kiểu gì cũng sẽ mất 1 trong 2 Xe. Tuy nhiên, đây lại là một nước đi sai lầm, vì trắng đã không tính đến nước phản công của đen: Xe cột a sang c1,
Hình 5:

– Hình 6: Quân Tượng có thể dùng để tấn công đôi trên những đường chéo mở. Ở ví dụ trên, Tượng trắng ở e5 vừa tấn công Xe b2, vừa tấn công ô g7, đe dọa vào Hậu g7 chiếu hết. Vì thế, đen buộc phải phòng thủ đòn chiếu hết bằng cách đẩy Tốt lên f6 hoặc f5, mở đường cho Hậu giữ ô g7 và chấp nhận để Tượng trắng ăn mất Xe.

Quân Tượng có thể dùng để tấn công đôi trên những đường chéo mở. Ở ví dụ trên, Tượng trắng ở e5 vừa tấn công Xe b2, vừa tấn công ô g7, đe dọa vào Hậu g7 chiếu hết. Vì thế, đen buộc phải phòng thủ đòn chiếu hết bằng cách đẩy Tốt lên f6 hoặc f5, mở đường cho Hậu giữ ô g7 và chấp nhận để Tượng trắng ăn mất Xe.
Hình 6

– Hình 7: Tuy nhiên, không phải cứ tấn công nhiều mục tiêu thì sẽ gọi là đòn tấn công đôi, mà các mục tiêu phải thuộc 1 trong 4 mục tiêu đã đề cập ở trên. Lấy trường hợp này làm ví dụ: Tượng trắng d5 đang tấn công Xe đen ở a8 và Mã đen ở e6. Tuy nhiên đây không phải là đòn tấn công đôi, không mang lại lợi thế gì cho trắng vì quân Mã là quân được bảo vệ và có giá trị bằng quân tấn công (ở đây là Tượng). Do vậy, đen chỉ việc chạy Xe ra khỏi vị trí bị tấn công, nếu Tượng trắng ăn Mã thì có thể dùng Xe hoặc Tốt ăn lại, thế cờ vẫn cân bằng.

Tuy nhiên, không phải cứ tấn công nhiều mục tiêu thì sẽ gọi là đòn tấn công đôi, mà các mục tiêu phải thuộc 1 trong 4 mục tiêu đã đề cập ở trên. Lấy trường hợp này làm ví dụ: Tượng trắng d5 đang tấn công Xe đen ở a8 và Mã đen ở e6. Tuy nhiên đây không phải là đòn tấn công đôi, không mang lại lợi thế gì cho trắng vì quân Mã là quân được bảo vệ và có giá trị bằng quân tấn công (ở đây là Tượng). Do vậy, đen chỉ việc chạy Xe ra khỏi vị trí bị tấn công, nếu Tượng trắng ăn Mã thì có thể dùng Xe hoặc Tốt ăn lại, thế cờ vẫn cân bằng.
Hình 7:

– Hình 8: Hậu cũng là một quân có khả năng tấn công đôi rất hiệu quả do có tầm hoạt động rộng, có thể tấn công theo nhiều hướng. Xét ví dụ trên, ta thấy: Hậu trắng vừa tấn công Xe trên đường chéo, vừa tấn công Mã trên hàng ngang và đe dọa chiếu hết trên cột d. Đen buộc phải phòng thủ đòn chiếu hết và chấp nhận mất quân. Để ý rằng vì quân Hậu là quân có giá trị nhất trên bàn cờ nên nó chỉ có thể tấn công đôi vào 3 trong 4 loại mục tiêu đã đề cập.

Hậu cũng là một quân có khả năng tấn công đôi rất hiệu quả do có tầm hoạt động rộng, có thể tấn công theo nhiều hướng. Xét ví dụ trên, ta thấy: Hậu trắng vừa tấn công Xe trên đường chéo, vừa tấn công Mã trên hàng ngang và đe dọa chiếu hết trên cột d. Đen buộc phải phòng thủ đòn chiếu hết và chấp nhận mất quân. Để ý rằng vì quân Hậu là quân có giá trị nhất trên bàn cờ nên nó chỉ có thể tấn công đôi vào 3 trong 4 loại mục tiêu đã đề cập.
Hình 8:

– Hình 9: Vua cũng có thể dùng để tấn công đôi, nếu đối thủ của bạn không biết chiếu hết bằng Tượng và Mã

Vua cũng có thể dùng để tấn công đôi, nếu đối thủ của bạn không biết chiếu hết bằng Tượng và Mã 😂
Hình 9: